Công việc này chỉ do người có trách nhiệm điều hành hoạt động của thang máy thực hiện.

Quý khách đang ở trong phòng thang (khi xảy ra sự cố khiến thang tạm thời ngưng hoạt động) sẽ không xảy ra bất cứ nguy hiểm hay thương tích nào, ngoại trừ do hoảng sợ hay do bởi người không có kinh nghiệm cố gắng đưa ra khỏi thang.

Nếu thang có trang bị thiết bị dừng tầng khẩn cấp (ELD) hay nguồn điện dự trữ, thang sẽ tiếp tục di chuyển đến tầng gần nhất và mở cửa cho quý khách ra ngoài.

Nếu không, phải giải cứu khách ra khỏi phòng thang bằng cách quay tay quay cho thang di chuyển đến tầng gần nhất. Chỉ những người có trách nhiệm, được huấn luyện và đã thực hành thành thạo việc cứu hộ mới được thực hiện.

Các bước thực hiện thao tác cứu hộ như sau:

  1. Cúp cầu dao điện động lực chính của thang máy. Dùng chìa khóa mở cửa tầng gần vị trí thang nhất.
  2. Nếu phòng thang đang nằm ngay ở bậc tầng này thì mở cửa phòng thang đưa khách ra ngoài.

Nếu phòng thang nằm ở giữa hai tầng, nhân viên cứu hộ phải đóng cửa tầng lại rồi lên phòng máy thực hiện các bước tiếp theo sau:

  1. Gạt cảo thắng và thả thắng từ từ, dùng tay quay quay máy kéo đưa phòng thang đến tầng gần nhất. Trước khi quay phòng thang di chuyển, phải thông báo cho những người trong phòng thang biết để tránh sự hoảng sợ do thang đột ngột hoạt động. Phải thả thắng chậm và cẩn thận trong khi quay để tránh trường hợp trượt thang.
  2. Khi phòng thang bằng với bậc cửa tầng (do người quay thang kiểm soát theo mức đánh dấu trên cable so với đà máy), phải kiểm tra lại hệ thống thắng và đưa về vị trí ban đầu, sau đó dùng chìa khóa mở cửa tầng đưa hành khách ra ngoài.
  3. Sau khi hoàn tất tác vụ cứu hộ, nhân viên cứu hộ phải kiểm tra và đóng kín lại các cửa tầng – cửa phòng thang, điểu chỉnh các công tắc trong hộp điều khiển trở về vị trí sẵn sàng hoạt động, đóng lại cầu dao điện chính.